Những Nguyên Nhân Khiến Chuột Hamster Bị Đột Quỵ

Lý do tại sao chuột Hamster bị đột quỵ?

Chuột Hamster là một loài thú cưng được đánh giá là khá dễ nuôi, nhưng cũng không tránh khỏi những bệnh thường gặp ở chúng. Điển hình là chuột Hamster bị đột quỵ. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn phát hiện nguyên nhân cũng như các phòng chống để hạn chế đột quỵ ở chuột Hamster.

Lý do tại sao chuột Hamster bị đột quỵ?

Lý do tại sao chuột Hamster bị đột quỵ?

Chuột Hamster cũng giống như con người và các loài động vật khác, rất dễ xảy ra Hamster bị đột quỵ Hơn nữa, với Hamster là một loài khá nhạy cảm với nhiệt độ xung quanh. Khi đang môi trường xung quanh thay đổi nhiệt độ đột ngột, hoặc lên cao đến đỉnh điểm thì sẽ là nguyên nhân gây ra đột quỵ ở chuột Hamster.

Nhất ở Việt Nam, nhiệt độ thay đổi thất thường khiến chuột Hamster không thích nghi kịp. Hoặc là bạn để chuồng nuôi Hamster dưới ánh nắng trực tiếp, sẽ khiến chúng vô cùng khó chịu và không thể điều hòa được thân nhiệt cơ thể. Cũng không nên để Hamster sống trong môi trường máy lạnh nhiều, nó sẽ gây ra tình trạng ngột thở, tái mình. 

Bạn cũng biệt tính cách của chuột Hamster rất hiếu động, tinh nghịch. Khi chúng vui đùa quá sức, khiến cho thân nhiệt tăng cao. Nếu bất ngờ đặt vào môi trường lạnh hoặc rơi xuống vũng nước, cũng khiến tình trạng đột quỵ xảy ra.

Biểu hiện khi chuột Hamster bị đột quỵ

Biểu hiện khi chuột Hamster bị đột quỵ

Khi chuột Hamster bị sốc nhiệt, gây ra đột quỵ thì toàn thân của chúng sẽ chảy rất nhiều mồ hôi. Sau đó, lông Hamster bết dính lại. Ở một mức độ nặng hơn thì cơ thể chúng sẽ dần cứng lại, nằm một chỗ không cử động. Và cũng là nguyên nhân dẫn đến lại chết cho chuột Hamster.

Bị đột quỵ rất thường xuyên xảy ra ở Hamster lớn tuổi. Khi bạn đang thấy chúng chơi đùa rất nhiệt tình, nhưng bất giác quay về một góc lồng. Đứng khựng lại, mất thăng bằng và đầu hơi nghiêng. Thì đó chính là triệu chứng đột quỵ ở chuột Hamster. Nó sẽ vô cùng nguy hiểm nếu xảy ra ở các bé chuột còn nhỏ tuổi.

Có thể bạn quan tâm: Thông Thường Chuột Hamster Con Mấy Ngày Mở Mắt

Các phòng chống đột quỵ cho chuột Hamster

Tình trạng Hamster bị đột quỵ là không thể tránh khỏi, do đó để hạn chế một cách tốt nhất thì bạn nên tìm hiểu các cách phòng chống hợp lý.

Khi thấy chuột Hamster bị đột quỵ nên làm gì?

Khi thấy bé chuột Hamster của bạn có biểu hiện của chóng mặt, hãy đặt ngay chúng ra nền gạch thoáng mát. Sau đó, cung cấp các thức ăn mềm như phô mai, ruột bánh mì, yến mạch,… theo quán tính thì chúng sẽ ăn một ít và dần dần ổn định lại thân nhiệt. Sau đó, nhớ bổ sung thêm nước uống cho các bé Hamster gặp biểu hiện đột quỵ.

Trong trường hợp bạn thấy thú cưng Hamster nhà mình bị đột quỵ và cơ thể cứng lai. Khi đó tuyệt đối không được cho chúng tiếp xúc với nước lạnh hoặc có tác động mạnh lên cơ thể Hamster. Hãy liên hệ bác sĩ thú y hoặc đưa ngay đến cơ sở thăm khám gần nhất. Để kịp thời chữa trị cho Hamster.

Cho chuột Hamster sống trong nhiệt độ thích hợp

Bạn nên chọn môi trường sống tốt nhất cho các bé Hamster. Tuyệt đối không được để chúng trong môi trường quá nóng bực hoặc quá lạnh. Sự dung hòa về nhiệt độ sẽ giúp động vật nhạy cảm như Hamster sống thoải mái và phát triển toàn diện hơn.

Nếu nhiệt độ sống của chuột Hamster quá nóng, bạn có thể sử dụng thêm các phương pháp điều hòa lại nhiệt độ. Ví dụ như mua tấm ngủ lạnh cho các bé chuột Hamster. Hơn nữa, cũng cần chú ý vệ sinh chuồng của chuột Hamster thường xuyên. Để chúng luôn cảm thấy thoáng mát và thoải mái nhất.

Sắm các loại đồ chơi vận động cho chuột Hamster

Để chuột Hamster có thể rèn luyện được sức khỏe của mình, bạn nên sắm cho chúng những đồ chơi vận động như là bập bênh, bánh xe chạy,… Khi được vui đùa thường xuyên, chúng sẽ tăng cường được sự thích nghi khi thân nhiệt thay đổi. 

Có chế độ ăn uống hợp lý cho chuột Hamster

Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của chuột Hamster, khi chuột được khỏe mạnh sẽ hạn chế được vấn đề đột quỵ.

Có chế độ ăn uống hợp lý cho chuột Hamster
  • Thức ăn đóng gói là thực phẩm không thể thiếu của chuột Hamster, điển hình như hạt ngũ cốc, hạt trái cây, thạch Jelly bảo vệ đường ruột,… Giá thành của nó cũng rất phải chăng chỉ từ 50.000 VNĐ – 150.000 VNĐ nên bạn đừng quên cung cấp đều đặn hằng ngày cho chuột Hamster nhé.
  • Bên cạnh đó, cũng nên bổ sung thêm các loại thực phẩm tươi sống như hoa quả (chuối, táo, nho, dâu tây,… ), các loại rau xanh (bông cải, dưa chuột, khoai lang, bí ngô,…). Những loại đồ ăn này nên điều chỉnh chiếm chỉ khoảng 10% khẩu phần ăn của chúng. 
  • Đôi lúc, bạn cũng nên thường thêm cho chuột Hamster các thức ăn dưỡng chất như phô mai, sữa chua,… để tạo sự đa dạng trong khẩu phần ăn và giúp chúng thích thú hơn.
  • Không nên cho chuột Hamster ăn các loại thực phẩm này: sôcôla, tỏi, hành, hạt táo, đậu sống, thức ăn của con người có quá nhiều gia vị, nước ngọt,… Vì sẽ làm chúng bị rối loạn đường tiêu hóa, nặng hơn là dẫn đến tử vong.

Cho chuột Hamster khi khám sức khỏe định kỳ

Bạn cũng nên cho chuột Hamster đi khám sức khỏe định kỳ ở các cơ sở thú ý. Điều này sẽ giúp phát hiện các bệnh tồn tại trong cơ thể chúng. Và nhận được những lời khuyên hữu ích để chăm sóc bé Hamster của bạn được tốt nhất.

Chuột Hamster bị đột quỵ là vấn đề xảy ra khá nhiều, nên bạn hãy tìm cách đề phòng tốt nhất cho chúng. Hy vọng những thông tin phía trên mà chamhamster.net cung cấp, sẽ giúp bé chuột Hamster của bạn tránh khỏi đột quỵ và phát triển một cách tốt nhất!

logo_chamhamster
Thanh Ba

Xin chào các bạn mình là Thanh Ba đang là tác giả tại chamhamster.net kênh chia sẻ kinh nghiệm về chuột hamster, chuột lang, chuột bạch dành cho những người có đam mê, cập nhật thông tin đầy đủ chi tiết và nhanh nhất.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*