Thông Thường Chuột Hamster Con Mấy Ngày Mở Mắt

Chuột Hamster con mấy ngày mở mắt, bạn có biết không nhỉ?

Sinh nở của Hamster là vấn đề mà bất kỳ ai nuôi loài thú cưng này đều quan tâm. Vậy chuột Hamster con mấy ngày mở mắt? Chăm sóc chuột con và chuột mẹ sau sinh thế nào? Tất cả những điều đó sẽ được chúng tôi giải đáp ở trong bài viết dưới đây!

Chuột Hamster con mấy ngày mở mắt, bạn có biết không nhỉ?

Chuột Hamster từ lúc trong bụng mẹ cho đến khi được sinh ra, sẽ thay đổi và phát triển từng ngày. Do đó, bạn nên nắm rõ các giai đoạn khôn lớn của Hamster con nhé.

Chuột Hamster con mấy ngày mở mắt, bạn có biết không nhỉ?
  • Khi chuột Hamster cái được giao phối thành công với Hamster đực, sẽ có khoảng thời gian mang thai cao nhất là 30 ngày. Nhớ rằng trong giai đoạn này, hãy bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho chuột Hamster mẹ.
  • Sau khi chuột Hamster con sinh ra, chúng vô cùng nhỏ như những chú chuột con thông thường khác. Không có lông, toàn thân đỏ hỏn và tất nhiên mà mắt chưa mở được.
  • Khoảng 2-3 ngày sau sinh, cơ thể của Hamster có sự thay đổi lớn hơn về kích thước. Làn da của nó cũng chuyển từ đỏ hỏn sang màu tối hơn.
  • Sang đến 4 ngày tuổi, màu da thay đổi rõ rệt, nó đã gần giống màu của một bé Hamster trưởng thành hơn.
  • Khi chuột Hamster được 5 ngày tuổi, trên da sẽ xuất hiện những chiếc lông tơ đầu tiên. Ngày 6-7 không có sự khác biệt nhiều, chỉ là Hamster mọc lông nhiều và dày hơn.
  • Bé chuột Hamster con bước sang ngày thứ 8-9, toàn bộ lông của nó gần như được mọc hoàn chỉnh, dài và dày hơn một cách rõ rệt.
  • Giai đoạn 10 đến 11 ngày tuổi, chuột Hamster đã bắt đầu bò và có thể ăn được các đồ ăn ngoài. Bạn nên chuẩn bị cho chúng những thực phẩm cần thiết cho vào quanh lồng nuôi nhé. Đồng thời trong giai đoạn này, Hamster con cũng đã dần cảm nhận được các âm thanh xung quanh mình.
  • Đến 12 – 13 ngày tuổi, bạn sẽ trả lời được câu hỏi chuột Hamster con mấy ngày mở mắt. Lúc này, chúng bắt đầu hé dần mắt ra và cảm nhận được các màu sắc ở không gian xung quanh.
  • Ngày thứ 14,15,16 thì khi này mắt của chúng đã mở to hoàn toàn và bắt đầu khám phá thế giới của mình.
  • Đến khi chuột Hamster được 18 ngày tuổi, bạn đã có thể nhận biết được chúng là Hamster đực hay cái rồi.
  • Chỉ cần đến 20 ngày tuổi, Hamster con đã rất ra dáng một bạn chuột trường thành. Chúng chỉ cần lớn và phát triển đến tầm 2 tháng là đã có thể tìm bạn tình và thực hiện giao phối, sinh sản rồi.

Tham khảo: Nuôi Hamster Tốn Bao Nhiêu Tiền

Hướng dẫn cách chăm sóc chuột Hamster baby và Hamster mẹ khi mới sinh

Sau khi biết được chuột Hamster con mấy ngày mở mắt, bạn cũng đừng quên bổ sung thêm các kiến thức chăm sóc Hamster con và mẹ khi mới sinh nhé.

Hướng dẫn cách chăm sóc chuột Hamster baby và Hamster mẹ khi mới sinh

Lựa chọn thức ăn phù hợp cho Hamster sau sinh

Khoảng thời gian Hamster sau sinh, cần bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng để vừa cung cấp cho chuột mẹ và chuột con. Ngoài các loại thức ăn dinh dưỡng đóng gói sẵn, bạn có thể cho Hamster mẹ ăn trứng luộc, hạt lúa mì, phô mát,…

Lưu ý là khi bạn bỏ thức ăn và nước vào chuồng thì các động tác phải cực kỳ nhẹ nhàng. Tránh để Hamster mẹ giật mình hoặc lo sợ, vì thời kỳ này chúng khá nhạy cảm với những thứ xung quanh. Nếu chúng ta tác động đến tâm lý của chuột Hamster, nó sẽ là mối đe dọa lớn đến mạng sống của các bé Hamster con.

Chuồng của chuột Hamster sau sinh

Cũng như chúng tôi đã nhắc ở trên, giai đoạn sau sinh thì chuột Hamster khá nhạy cảm. Nên bạn tuyệt đối không được dọn chuồng khiến nó sợ hãi. Thay vào đó, chỉ dọn nhẹ nhàng những chỗ bẩn và tuyệt đối không nhìn chúng quá lâu.

Khi chuột Hamster con sang đến tuần thứ 3 và bắt đầu cai sữa. Bạn hãy phân loại chuột Hamster đực và cái tách ra khỏi Hamster mẹ, sau đó chốt riêng các bé cùng giới tính một lồng. Bạn cũng yên tâm rằng, sau giai đoạn đầu nuôi con, Hamster mẹ tình tính sẽ được dung hòa lại và ít hung hăng hơn.

Xem thêm: Chuột Hamster Winter White Giá Bao Nhiêu

Một số lưu ý nhỏ dành cho chuột Hamster sau sinh

Một số lưu ý nhỏ dành cho chuột Hamster sau sinh
  • Để giúp chuột Hamster dưỡng thai cũng như phục hồi sức khỏe sau sinh, bạn nên cho chúng ăn bổ sung nhiều loại thực phẩm có chứa Vitamin E, phổ biến nhất là lòng trắng trứng gà.
  • Dù là trước sinh hay sau sinh, bạn cũng không được để chúng dưới ánh nắng trực tiếp và nhớ luôn luôn cung cấp đủ nước sạch cho chúng.
  • Luôn đảm bảo không gian yên tĩnh cho Hamster trong giai đoạn sinh nở này, đặc biệt không được thả chó mèo và các loài động vật khác đến gần.
  • Sau khi chuột Hamster mẹ đã sinh rồi, bạn cũng nên điều chỉnh lại lượng lòng trắng trứng trong khẩu phần ăn. Để tránh tình trạng Hamster mẹ bị bệnh viêm tuyến sữa.
  • Vì trong thời gian cho con bú, Hamster nhận biết con mình bằng mùi trên cơ thể. Nên bạn tuyệt đối không được để các mùi bên ngoài bám vào Hamster con, nó sẽ làm chuột mẹ tấn công Hamster baby khi không biết đó là con của mình.
  • Thường thì sau khi sinh chuột Hamster mẹ sẽ không mắc bệnh, nhưng nếu chẳng may trường hợp này xảy ra thì bạn nên nuôi dưỡng con của chúng ở chỗ riêng. Và cho chuột con uống sữa, pha với nước theo tỷ lệ là 1: 1.5 hoăc 1: 2.5, nhiệt độ 35. Mỗi ngày cho chuột con uống khoảng 5 lần, ban đầu là 2 – 4 ml sau đó dần dần tăng lên 10-20ml.

Qua bài viết của chăm hamster bạn đã biết chuột Hamster con mấy ngày mở mắt chưa nhỉ? Hãy theo dõi sự phát triển của chúng từng ngày để có cách chăm sóc hợp lý nhất nhé!

logo_chamhamster
Thanh Ba

Xin chào các bạn mình là Thanh Ba đang là tác giả tại chamhamster.net kênh chia sẻ kinh nghiệm về chuột hamster, chuột lang, chuột bạch dành cho những người có đam mê, cập nhật thông tin đầy đủ chi tiết và nhanh nhất.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*