Chuột Hô Hấp Bằng Gì? Những Đặc Điểm Cần Biết Về Loài Chuột

chuột hô hấp bằng gì

Chuột là một loài động vật tuy nhỏ bé, nhưng nó lại gây nên nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống tự nhiên. Bạn có thắc mắc chuột hô hấp bằng gì không nhỉ? Hãy cùng chúng tôi giải đáp điều này trong bài viết dưới đây, cũng như biết thêm về các đặc điểm của loài chuột nhé.

Chuột hô hấp bằng gì?

Chuột hô hấp bằng gì?

Có nhiều người thắc mắc rằng chuột hô hấp bằng gì? Cũng giống như hầu hết các loài động vật gặm nhấm khác, chuột thở chủ yếu thông qua mũi. Chúng sở hữu một chiếc mũi vô cùng nhạy bén, có thể đánh hơi các mùi chuẩn xác. Sau đó, xác định vị trí để tiếp cận đồ ăn. Một số nghiên cứu học cũng chứng minh được điều thú vị là chuột cũng có thể tiếp nhận oxo thông qua đường ruột, hậu môn. Tuy có thân hình nhỏ bé những hệ thống hô hấp của chuột khá tốt. Vậy nên chuột có thể dễ dàng thích nghi với mọi môi trường sống.

>>> Tham khảo thêm: Tuổi Thọ Của Chuột Là Bao Nhiêu? Cách Giúp Kéo Dài Tuổi Thọ Chuột

Những đặc điểm cần biết về loài chuột

Những đặc điểm cần biết về loài chuột

Dưới đây là các thông tin về đặc điểm của loài chuột bạn nên biết.

Đặc điểm chung

Hiện nay trên thế giới có khoảng 1.300 loài chuột, thuộc 280 giống. Ở tại Việt Nam thì có khoảng 33 loài thuộc 13 giống và giống phụ. Họ nhà chuột phân bổ rất rộng, nhưng chủ yếu sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hầu hết các loại chuột đếu có mõn nhọn, mắt to đen, đuôi dài và có lớp vảy ngắn nhỏ. Răng của chúng thì có 4 chiếc răng cửa và 12 răng hàm, phát triển nhanh và liên tục. Do đó, để đảm bảo sức khỏe của mình thì chuột thường xuyên gặm nhấm để mài răng.

Giác quan

Bất kỳ một bộ phận nào trên cơ thể của chuột cũng vô cùng nhạy cảm. Như bộ lông có thể thăm dò, tìm kiếm thức ăn, hoặc là râu mép để phán đoán kích thước các lỗ hổng. Xúc giác của chuột thì có vai trò tìm kiếm, xác định đường đi. Còn khứu giác nhạy cảm để phân biệt thức ăn. Gần như loài chuột không thể phân biệt được màu sắc, nhưng nhờ sự hỗ trợ của các cơ quan khác nên nó không gặp khó khăn gì trong sinh sống.

Vận động

Chuột là loài có khả năng vận động rất tốt, chúng chạy nhảy, leo trèo ở mọi ngóc ngách. Chuột có thể nhảy xa 1 đến 2 m và từ độ cao 15 m nhảy xuống đất mà không bị thương hoặc chết. Ngoài ra, chuột cũng có thể bơi xa tới 0,8 km và bơi ngược dòng nước chảy.

Thức ăn

Chuột là động vật ăn tạp nên nguồn thức ăn của nó rất đa dạng, có thể từ động vật hoặc thực vật. Chuột sống ở môi trường khác nhau thì sở thích ăn uống của chúng cũng khác. Ví dụ như chuột cống thường thích lục lọi thức ăn thừa của con người. Còn các con chuột nhắt, chuột nhà thì lại ưa thích các loại hạt dinh dưỡng, hoa quả, ngũ cốc, cua cá,…Với những món ăn mới, chuột sẽ có xu hướng nếm thử trước. Nếu không có gì khác thường và vừa miệng thì chúng mới tiếp tục ăn.

>> Tham khảo: https://chamhamster.net/chuot-lang/

Sinh sản

Chuột là động vật có khả năng sinh sản rất nhiều và nhanh. Mỗi lứa chuột cái có thể để từ 8 đến 12 con, thời kỳ sinh sản của chúng vào mùa xuân và thu. Trong vòng 1 năm, chỉ một cặp chuột có thể phát triển lên đến 15.000 cá thể khác. Quá trình sinh sản của chuột phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như là nơi ở, bệnh tật, thức ăn, độ ẩm,…

Phân bố

Chuột xuất hiện ở mọi nơi, mọi môi trường. Chúng ta có thể thấy nó gần khu vực dân cư, trong rừng, thậm chí là dưới nước,…

  • Nhóm chuột nhà: Gồm những con chuột “oanh tạc” ở gần nơi sinh sống của con người. Nó có thể ở vùng nông thôn, thanh thị, các khu vực xây dựng, khu chăn nuôi gia cầm, gia súc,… Ở trong nhóm chuột nhà này, tại Việt Nam có chuột nhắt, chuột cống, chuột lắt, chuột bang,… Nhóm chuột này thường rất thích phá hoại vật dụng của con người, phá hoại mùa màng, lương thực. Bên cạnh đó, nó còn có các nguồn bệnh ảnh hưởng đến con người và gia súc khác.
  • Nhóm chuột đồng: Những con chuột này thường có nhiều ở các ruộng bãi, đồng ruộng,… Ví dụ như là chuột đồng nhỏ (Rattus losea), chuột đồng lớn (Rattus argentiventer), chuột cống nhum (Bandicota indica), chuột lợn nhỏ (Bandicota savilei) hoặc là chuột nhắt đồng (Mus caroli),… Nhóm chuột này rất thích tàn phá hoa màu, nó xuất hiện cả khi gieo trồng đến khi thu hoạch. Do đó, con người luôn cố gắng diệt phá nhóm chuột đồng này.
  • Nhóm chuột rừng: Các con chuột này thường sống ở vùng trung du, miền núi và cả ở đồng bằng. Ví dụ như là chuột núi, chuột khuy (Rattus rattus sladeni), chuột hươu lớn,… Món ăn khoái khẩu của chuột rừng là củ quả, gặm cây, khoai sắn,…

Thông qua bài viết trên của chăm hamster, bạn đã biết chuột hô hấp bằng gì chưa nhỉ. Mong rằng với các kiến thức chúng tôi đưa ra, sẽ giúp bạn hiểu hơn về loài chuột.

logo_chamhamster
Thanh Ba

Xin chào các bạn mình là Thanh Ba đang là tác giả tại chamhamster.net kênh chia sẻ kinh nghiệm về chuột hamster, chuột lang, chuột bạch dành cho những người có đam mê, cập nhật thông tin đầy đủ chi tiết và nhanh nhất.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*