Tuổi Thọ Của Chuột Là Bao Nhiêu? Cách Giúp Kéo Dài Tuổi Thọ Chuột

tuổi thọ của chuột là bao nhiêu
tuổi thọ của chuột là bao nhiêu

Chắc hẳn chúng ta không còn quá xa lạ với sự xuất hiện của những con chuột. Có bao giờ bạn thắc mắc tuổi thọ của chuột là bao nhiêu chưa nhỉ? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tuổi thọ, cũng như các giai đoạn trong chu kỳ sống của chuột nhé.

Tuổi thọ của chuột là bao nhiêu lâu?

Tuổi thọ của chuột là bao nhiêu lâu?

Câu hỏi mà nhiều người đặt ra nhất là tuổi thọ của chuột là bao nhiêu? Thường thì một con chuột có thể sống được từ khoảng 1 cho đến 2 năm. Cũng rất ít có con sống được trên 3 năm. Vòng đời phổ biến nhất của loài chuột là dưới 1 năm.

Tuổi thọ của chuột phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố, ví dụ như môi trường sống. Nếu một con chuột phải lặn lội ngoài tự nhiên, tìm kiếm thức ăn, đối mặt với kẻ thù thì sự sống của nó thường dưới 1 năm. Nhưng đối với các con chuột được nuôi trong nhà, chăm sóc khoa học thì tuổi thọ của nó sẽ được kéo dài hơn. Hơn nữa, mỗi loại chuột với sức đề kháng khác nhau thì cũng tác động tới tuổi thọ của chúng. Theo một nghiên cứu, đã có những cá thể chuột hoang dã có thể tồn tại lên đến 6 năm.

Ngoài ra, chuột sống được bao lâu cũng gắn liền với quá trình động dục và sinh sản của nó. Theo các chuyên gia nghiên cứu, thời gian chuột động dục từ khoảng 4-6 ngày. Khi mà chuột cái tiếp xúc trực tiếp với chuột đực, thời gian động dục sẽ đến 72 tiếng đồng hồ. Trong trường hợp nhốt chung những con chuột cái lại với số lượng lớn thì thời gian động dục của nó sẽ nhanh hơn.

>>> Tham khảo thêm: Chuột Nhà Thích Ăn Gì Nhất? Các Đặc Điểm Tiêu Biểu Của Chuột Nhà

Một chu kỳ sống của chuột

Một chu kỳ sống của chuột

Cũng giống như con người hay các loại động vật khác. Chu kỳ sống của chuột sẽ gồm có chuột sơ sinh, chuột con, sau đó là trường thành và chết.

Chuột Sơ Sinh

Chuột mới được sinh ra, nó dường như không nhận thức và không làm được bất cứ điều gì. Sự sống của chuột sơ sinh phụ thuộc hoàn toàn vào chuột mẹ. Chúng sẽ không có cảm giác với thế giới bên ngoài, không thể nhìn, nghe và không có khả năng đi lại. Cho nên khoảng từ 1 cho đến 2 tuần đầu đời, chuột sơ sinh chỉ bú sữa mẹ và ngủ.

Sau khi sinh được hơn 1 tuần, chuột sơ sinh sẽ có thể đi lại được. Từ sau 2 đến 3 tuần, chuột có thể nhìn thấy và cũng nhận mọi thứ xung quanh. Trong giai đoạn này, chúng ta cũng có thể nhận thấy sự thay đổi nhanh chóng của chuột. Sau từ 3 đến 5 tuần tuổi, chúng sẽ rời khỏi mẹ và tự túc cuộc sống.

Chuột Con

Tuy rằng có thể tự làm mọi thứ, nhưng chuột con đôi khi vẫn cần đến sự hỗ trợ của chuột mẹ và anh chị em. Điều này rất đúng với những con chuột được nuôi ở cửa hàng hoặc nuôi ở nhà. Với những con chuột hoang dã thì tình cảm chị em cũng chúng sẽ mở nhạt dần khi trưởng thành.

Khoảng thời gian từ 6 cho đến 1 tuổi, chuột con gần như không có sự phát triển rõ rệt. Chúng sẽ có thói quen ăn mọi thứ, ăn nhanh để mài mòn răng. Loài chuột ở giai đoạn này cực kỳ hiếu động, thân thiện. Nó dễ dàng học nhập với chú nhân và môi trường sống mới, cho nên để chọn nuôi hãy lấy những bé chuột con.

Chuột Trưởng Thành

Nếu chuột sống được trên một năm được gọi là chuột trưởng thành. Thời điểm này như cuộc sống của nó sắp kết thúc, đặc biệt là những con chuột hoang dã. Tuy nhiên, chúng luôn sống hết mình, vẫn kiếm ăn bình thường, vẫn sinh sản.

Loài chuột ở giai đoạn trưởng thành cực kỳ dễ huấn luyện, thân thiện. Nó không hoạt động quá nhiều như chuột con, bởi sẽ thường gặp các vấn đề về sức khỏe do quá trình lão hóa. Ví dụ như là bệnh viêm khớp, các bệnh khác thường gặp. Dù được chăm sóc kỹ càng, nhưng đến một thời điểm nào đó, sức khỏe của chúng sẽ yếu dần và chết.

Tham khảo: https://chamhamster.net/chuot-hamster/

Loài chuột nào có tuổi thọ nhiều nhất

Bạn có biết loài chuột nào có tuổi thọ lâu nhất không nhỉ? Đó chính là chuột chũi không lông Châu Phi, nó được xem là có tuổi thọ cao nhất trong loài chuột. Đây là loài động vật gặm nhấm không có lông, thường sống ở các hoang mạc, thảo nguyên Đông Phi. Loài chuột này sống thành từng bầy đàn, cả ở dưới hang và trên mặt đất.

Đứng đầu đàn là một con chuột cái, chỉ có chúng mới thực hiện chức năng sinh sản. Nó sống theo bầy đàn số đông để bảo vệ lẫn nhau khỏi các kẻ săn mồi. Nhờ sự đoàn kết này, nên tuổi thọ của chuột chũi không lông Châu Phi có thể kéo dài lên đến 26 năm.

Mỗi năm, con chuột cái đầu đàn có thể đẻ tới 100 con non, nó duy trì sự sinh sản khoảng 20 năm và sẽ có con khác thay thế. Một trong những yếu tố góp phần làm tăng tuổi thọ của chuột chũi chính là nó sinh con khi đã già. Ngoài ra, còn có một số nhân tốc như tốc độ trao đổi chất, khả năng bảo vệ bản thân,…

Cách để giúp kéo dài tuổi thọ của chuột

Cách để giúp kéo dài tuổi thọ của chuột

Gần như các loài chuột nuôi không thể sống quá 5 năm, nhưng nếu biết cách chăm sóc phù hợp thì sẽ giúp chúng kéo dài sự sống lâu nhất có thể.

  • Chăm sóc răng chuột: Chuột có răng cửa phát triển không ngừng, nên bạn cần cung cấp cho nó các đồ chơi, thức ăn hỗ trợ gặm nhấm. Đảm bảo răng chuột luôn ở trạng thái hợp lý, không ảnh hưởng đến sức khỏe của nó.
  • Chế độ ăn uống: Chuột là động vật ăn tạp, nó có thể ăn bất kỳ thứ gì nhưng bạn vẫn cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho chúng. Đảm bảo đầy đủ các thức ăn chính, thức ăn bổ sung và nước cho chuột.
  • Chuồng nuôi: Môi trường sống cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi thọ của chuột, hãy đảm bảo chuồng của chúng luôn sạch sẽ. Không để thức ăn thừa, phân vượng vãi ra chuồng sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh ở chuột.
  • Chơi đùa cùng chuột cũng là cách để tinh thần của nó luôn thoải mái, sức khỏe phát triển tốt nhất.

Thông qua bài viết trên, bạn đã biết tuổi thọ của chuột là bao nhiêu chưa nhỉ? Mong rằng với các kiến thức Chăm hamster cung cấp, sẽ giúp cho bạn hiểu và kép dài tuổi thọ của thú cưng mình tốt nhất.

logo_chamhamster
Thanh Ba

Xin chào các bạn mình là Thanh Ba đang là tác giả tại chamhamster.net kênh chia sẻ kinh nghiệm về chuột hamster, chuột lang, chuột bạch dành cho những người có đam mê, cập nhật thông tin đầy đủ chi tiết và nhanh nhất.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*